Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Cục CSGT: 'Uống siro không vi phạm nồng độ cồn'

Chiều 9/1, thượng tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn Cục CSGT, Bộ Công an, đã giải đáp thắc mắc của nhiều người dân về việc "ăn hoa quả, uống siro trước khi tham gia giao thông thì có bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn hay không?".

Ông Nhật cho biết, để có cơ sở khoa học trả lời vấn đề trên, đơn vị đã kiểm tra 150 lần với người ăn nhiều loại hoa quả khác nhau, sau đó dùng máy đo được kiểm định cho thấy "hơi thở không có nồng độ cồn". Với trường hợp uống siro ho, máy báo chỉ số nồng độ cồn ở mức 1,2 mlg/lít khí thở, tuy nhiên sau 5 phút hoặc sau khi tài xế uống nước và đo lại thì không còn nồng độ cồn.

Thượng tá Nguyễn Quang Nhật. Ảnh: Gia Chính

Thượng tá Nguyễn Quang Nhật. Ảnh: Gia Chính

"CSGT tạo điều kiện cho tài xế trình bày và khiếu nại, thậm chí được thử nồng độ cồn bằng máu tại cơ quan chuyên môn, điều này sẽ đảm bảo khách quan trước khi cảnh sát ra quyết định xử phạt", đại diện Cục CSGT nhấn mạnh.

Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng CSGT cũng khẳng định "không có chuyện ăn hoa quả hay uống siro mà bị xử phạt". Cục CSGT đã Công ty dịch thuật Đồng Nai quán triệt tới các đơn vị, nếu tài xế trình bày "vừa ăn hoa quả hoặc uống siro thì sẽ cho họ uống nước hoặc đợi 5 phút sau thổi lại".

Theo số liệu thống kê của Cục CSGT, trong một tuần xử lý vi phạm nồng độ cồn trên toàn quốc, lực lượng chức năng xử phạt gần 3.800 trường hợp vi phạm, trong đó phần lớn là tài xế xe máy; nộp kho bạc nhà nước 12 tỷ đồng.

Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ 1/1/2020.

Theo đó, chỉ cần có nồng độ cồn vượt mức 0, lái xe sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 400.000 đến 600.000 đồng; xe máy 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng; ôtô 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét